Chủ đề: NGON NÊN THÂN THIỆN THÀNH PHẦN THAM GIA STEM 1 . TẬP THỂ GV TRONG TÔ 2. HỌC SINH LỚP 8 3

Chủ đề: NGON NÊN THÂN THIỆN

THÀNH PHẦN THAM GIA STEM

1 . TẬP THỂ GV TRONG TÔ

2. HỌC SINH LỚP 8 3

 

1. Tên chủ đề:   NGON NÊN THÂN THIỆN

(Số tiết: 03 - Lớp 8   )

2. Mô tả chủ đề:

Nến hay còn gọi là đèn cầy là một vật dụng quen thuộc được sử dụng để chiếu sáng. Khác với đèn điện, nến cho ánh sáng ấm áp và lung linh hơn. Ngày nay, nến được sử dụng chủ yếu để thờ cúng, tráng trí nội thất, trang trí phục vụ tiệc cưới, sinh nhật, lễ hội,… hoặc được dự phòng để thắp sáng mỗi khi có sự cố mất điện.

Có rất nhiều nguồn nguyên liệu dùng để làm nến như sáp paraffin, sáp đậu nành, sáp ong … Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy, nến sáp ong khi cháy thì ánh sáng và năng lượng của nó sẽ kích thích tuyến yên, giúp cho tinh thần đạt được sự tập trung cao độ. Ngoài ra, trong sáp ong có chứa các thành phần hóa học như các acid béo ester, các vitamin nhóm B có lợi cho sức khỏe …

Trong chủ đề này HS thực hiện để thiết kế và chế tạo nến từ sáp ong thân thiện với môi trường với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ đốt thử nghiệm tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.

Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới:

-Sự biến đổi chất (Bài 12 - Hóa học 8)

-Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học (Bài 14:Bài thực hành 3 - Hóa học 8)

Đồng thời, HS phải vận dụng các kiến thức hỗ trợ khác như:

-Sự nóng chảy (Bài 24 – 25: Sự nóng chảy và sự động đặc - vật lí 6)

-Sự bay hơi và sự ngưng tụ (Bài 26 – 27 - vật lí 6)

-Đo nhiệt độ (bài 23 – vật lý 6)

3. Mục tiêu:

Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng:

a.Phát triển năng lực khoa học tự nhiên

-Trình bày được sự biến đổi chất, dấu hiệu của phản ứng hóa học. Học sinh hiểu được chất bị biến đổi gây nên hiện tượng vật lí hoặc hiện tượng hóa học

-Phân biệt được các hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

-Giải thích được một số hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học trong thực tế.

-Vận dụng được về sự nóng chảy để giải thích các hiện tượng thực nghiệm.

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

-Vận dụng được kiến thức về sự bay hơi trong quá trình tạo sản phẩm.

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

-Áp dụng kiến thức toán thống kê, ghi chép xác định thời gian và nhiệt độ trong quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu; Xác định được khoảng nhiệt độ nóng chảy của sáp ong

-Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế tạo được nến từ các vật liệu thân thiện với môi trường.

-Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu và tìm ra điều kiện phù hợp để thiết kế nên theo tiêu chí đã đặt ra;

-Sơ đồ hóa quy trình làm nến từ sáp ong.

-Chế tạo được nến từ sáp ong theo sơ đồ hóa quy trình làm nến;

-Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác;

-Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Phát triển phẩm chất

-Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;

-Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học;

-Có ý thức bảo vệ môi trường.

d. Định hướng phát triển năng lực

-Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động tìm tòi kiến thức liên quan về sự biến đổi chất; hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học; dấu hiệu của phản ứng hóa học.

-Năng lực giải quyết vấn đề chế tạo được nến thân thiện với môi trường một cách sáng tạo.

-Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.

4. Thiết bị

Hóa chất, dụng cụ làm nến

Hóa chất/Nguyên liệu

Dụng cụ

-Sáp ong: 500g

-Tinh dầu: sả, quế,.. 10ml

-Bấc nến: 20 cm hoặc khăn giấy: 3 cái

-Nước: 1 lít

-Cốc thủy tinh chịu nhiệt 250ml: 4 cái

-Cốc/lọ thủy tinh đựng nến: 3 cái

-Đèn cồn, kiềng, lưới amiăng, giá sắt, kẹp gỗ: 1 bộ

(hoặc dụng cụ đun cách thủy)

-Nhiệt kế: 2 cái

Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu, sản phẩm mẫu.

5. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Xác định yêu cầu đối với sản phẩm nến

(Tiết 1 – 15 phút)

a. Mục đích:

- HS phân tích và hiểu rõ yêu cầu làm nến từ sáp ong (do GV cung cấp) theo các tiêu chí:

 Nến giữ được màu của sáp ong thiên nhiên.

‚ Nến cháy được và duy trì được ngọc lửa.

ƒ Khi thắp nến thấy tỏa mùi thơm (khử được mùi) và không có khói đen.

-HS hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về sự biến đổi chất để sơ đồ hóa và thuyết minh sơ đồ trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để làm nến và thử nghiệm đốt nến trong không khí.

b. Nội dung:

- Tìm hiểu về quy trình làm nến để xác định kiến thức về sự biến đổi chất được ứng dụng để làm nến.

- Tìm hiểu về quá trình đốt nến để xác định kiến thức về những dấu hiệu của phản ứng trong thực nghiệm sản phẩm nến.

- Xác định nhiệm vụ làm nến từ sáp ong với các tiêu chí:

 Nến giữ được màu của sáp ong thiên nhiên.

‚ Nến cháy được và duy trì được ngọc lửa.

ƒ Khi thắp nến thấy tỏa mùi thơm (khử được mùi) và không có khói đen.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:

- Mô tả và giải thích được các nguyên lí của quy trình làm nến.

-Thực hiện và giải thích được các hiện tượng của thí nghiệm đốt nến trong không khí.

- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, làm nến theo các tiêu chí đã cho.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

- Gv giao yêu cầu Hs về nhà:

 Truy cập vào trang:

https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-N%E1%BA%BFn-t%E1%BA%A1i-Nh%C3%A0 (về làm nến thủ công tại nhà) đọc và xem các đoạn video để thực hiện các yêu cầu trong phiếu 1.

‚ Thực hiện thí nghiệm: đốt cháy nến, quan sát, nêu hiện tượng và giải thích (bảng trong phiếu 2)

- HS thực hiện:

  • Ghi lại nguyên vật liệu, sơ đồ hóa quy trình và giải thích vào phiếu 1 trong hồ sơ học tập của cá nhân;
  • Thực hiện thí nghiệm đốt nến trong không khí và hoàn thành phiếu 2
  • Trình bày và thảo luận chung.

- Gv xác nhận kiến thức cần sử dụng để giải thích cho quy trình làm nến với các tiêu chí đã cho; giải thích về sự biến đổi trong thí nghiệm đốt nến trong không khí là:

  • Sự biến đổi chất – bài 12 Hóa học 8,
  • Dấu hiệu có phản ứng hóa học bài 14 hóa học 8 (kiến thức mới).
  • Ngoài ra vận dụng kiến thức cũ của vật lý 6 về sự nóng chảy, sự động đặc, sự bay hơi và sự ngưng tụ.

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức trọng tâm và xây dựng quy trình làm nến.

(Tiết 1 – 30 phút)

a. Mục đích:

Học sinh hình thành kiến thức mới về sự biến đổi chất và dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra; đề xuất được giải pháp và xây dựng quy trình làm nến.

b. Nội dung:

- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:

  • Sự biến đổi chất (Hóa học  8- Bài 12)
  • Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học (Hóa học 8 – Bài 14)
  • Sự nóng chảy và sự động đặc; Sự bay hơi và sự ngưng tụ (Vật lí 6 - Bài 24, 25, 26, 27)

- Học sinh thảo luận về các quy trình khả dĩ của làm nến và đưa ra giải pháp có căn cứ.
- Học sinh sơ đồ hóa quy trình làm nến (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên; chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...).

- Yêu cầu:

  • Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, sơ đồ hóa rõ các bước trong quy trình làm nến và các nguyên vật liệu sử dụng…
  • Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh quy trình làm nến bằng những kiến thức cụ thể.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:

- Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về sự biến đổi chất, dấu hiệu của phản ứng hóa học.

- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được quy trình làm nến đảm bảo các tiêu chí đã đề ra.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

  • Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Sự biến đổi chất, dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra.
  • Sơ đồ hóa quy trình làm nến theo yêu cầu.
  • Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ quy trình thiết kế.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

  • Để thực hiện được nhiệm vụ trên, từng cá nhân cần tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet… hiểu được các kiến thức trọng tâm, hoàn thành phiếu 3.
  • Từng cá nhân đề xuất các phương án làm nến từ sáp ong (phiếu 4) bằng cách sử dụng các gợi ý sau:

Câu 1: Nến em định làm có những màu sắc gì? Làm cách nào để nến giữ được màu của sáp ong ban đầu?

Câu 2: Nến nên có hình dạng, kích thước như thế nào để thỏa mãn các tiêu chí sản phẩm?

Câu 3: Sử dụng tinh dầu như thế nào để tạo mùi thơm cho nến một cách hiệu quả?

Câu 4: Làm thế nào để đo được nhiệt độ nóng chảy của sáp nến?

  • Cả nhóm thảo luận đánh giá các phương án đã đề xuất ở trên, đồng thời cân nhắc về các nguyên vật liệu và dụng cụ có sẵn để lựa chọn phương án khả thi nhất, thống nhất một phương án tốt nhất để thực hiện quy trình làm nến từ sáp ong.
  • Lập bản kế hoạch cụ thể để thực hiện quy trình làm nến (phiếu 5), trong đó nêu rõ:

 Cấu tạo của nến (phác thảo bằng hình vẽ, có chú thích và ghi rõ kích thước).

‚ Quy trình làm nến gồm những bước cụ thể nào? (mô tả chi tiết cách làm)

ƒ Nhiệt độ nóng chảy của nến được đo như thế nào?

„ Giải thích lý do chọn thiết kế và quy trình làm nến nêu trên.

  • Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Hoạt động 3: Trình bày và bảo vệ quy trình tạo nến từ sáp ong

(Tiết 2 – 45 phút)

a. Mục đích:

Học sinh hoàn thiện quy trình làm nến của nhóm mình.

b. Nội dung:

- Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ quy trình làm nến theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh quy trình làm nến bằng tính toán cụ thể.

- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.

- Phân công công việc, lên kế hoạch làm nến và đốt thử nghiệm nến.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:

Quy trình làm nến sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện.

Hình: Dự kiến sản phẩm của HS

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

- Giáo viên đưa ra yêu cầu về:

  • Nội dung cần trình bày: cấu tạo, kích thức một cây nến; nguyên vật liệu, dụng cụ chế tạo sản phẩm.
  • Thời lượng báo cáo (5 phút)
  • Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.

- Học sinh báo cáo, thảo luận.

- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.

Hoạt động 4: Thực hiện quy trình làm nến và đốt thử nghiệm

(HS làm việc ở nhà hoặc trên phòng thí nghiệm – 1 tuần)

a. Mục đích:

- Học sinh dựa vào quy trình làm nến đã lựa chọn để làm nến đảm bảo yêu cầu đặt ra.

- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.

b. Nội dung:

- Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước (Sáp ong, bấc nến, tinh dầu sả) để tiến hành làm nến theo quy trình đã thiết kế.

http://matongthiennhien.com/files/sanpham/13/1.jpg

Tinh Dầu Sả

Sáp ong

Tinh dầu sả

  - Trong quá trình làm nến các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh bằng việc đốt nến để khử mùi, sua đuổi muỗi đánh giá và điều chỉnh (nếu cần).

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:

Mỗi nhóm ít nhất 3 sản phẩm nến thắp sáng, nến khử mùi, sua đuổi muỗi đã được hoàn thiện và thử nghiệm.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

-  Giáo viên giao nhiệm vụ:

  • Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để làm nến theo quy trình đã thiết kế;
  • Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.

- Học sinh tiến hành làm nến, thử nghiệm và hoàn thiện sản phầm theo nhóm; Vận dụng những kiến thức đã biết, thảo luận và hoàn thành phiếu 6,7.

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần

GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm đối chứng (giữa cây nến có bấc và cây nến không có bấc) để tìm được vai trò của bấc nến.

Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm nến từ sáp ong và thảo luận

(Tiết 3 – 45 phút)

a. Mục đích:

Các nhóm học sinh giới thiệu sản phẩm nến của nhóm trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm.

b. Nội dung:

- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:

 Nến giữ được màu của sáp ong thiên nhiên.

‚ Nến cháy được và duy trì được ngọc lửa.

ƒ Khi thắp nến thấy tỏa mùi thơm (khử được mùi) và không có khói đen.

- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.

-Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác;

-Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;

Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ .

c. Sản phẩm hoạt động của HS:

Sản phẩm nến đã hoàn thiện và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm trước lớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ theo các gợi ý trong phiếu 6.

-HS thực hiện:

 Các nhóm chia sẻ về kết quả bằng cách trình bày sản phẩm theo quy trình làm nến của nhóm mình đồng thời trình bày nội dung phiếu 6.

‚ Góp ý, đặt câu hỏi và phản biện lẫn nhau.

ƒ Đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm (hoàn thiện, cải tiến, mở rộng); các kiến thức và kinh nghiệm cần rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế.

-Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.

KẾT QUẢ SẢN PHẨM

Hình 1: trưng bày sản phẩm

Hình 2: trưng bày sản phẩm

 

PHỤ LỤC: HỒ SƠ DỰ ÁN CỦA HỌC SINH

HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM

NHÓM SỐ:…..……

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ……………………………

Tổ chuyên môn: ……………………………………….

Phiếu 1:

THÔNG TIN

 QUY TRÌNH LÀM NẾN TỪ SÁP ONG

Bước 1: Lấy một lượng vụ sáp ong (500g) cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt.

Bước 2: Làm tan chảy sáp ong bằng cách đun cách thủy theo các bước dưới đây:

-Đặt cốc thủy tinh chứa sáp ong vào nồi để đun cách thủy.

-Đun cho tới khi sáp nóng chảy hoàn toàn.

-Cho một lượng nhỏ tinh dầu đã chọn vào cốc. Sau đó, dùng đũa thủy tinh khuấy đều và ngừng đun.

Bước 3: Đặt một đầu bấc nến có độ dài khoảng 8cm vào đáy cốc và buộc đầu còn lại vào thanh gỗ nhỏ. Đặt thanh gỗ ngang trên miệng cốc giữ cho bấc nến thẳng. Đổ từ từ sáp ong đã nóng chảy vào đáy cốc để tạo nến, sau đó để yên cho nến đông đặc lại.

Lưu ý: nếu không có bấc nến, em hoàn toàn có thể tự tạo bấc nến bằng cách cuộn một mẩu khăn giấy nhỏ vào thành sợi.

Các câu hỏi:

Câu 1: Hãy liệt kê các nguyên vật liệu cần sử dụng để làm nến trong tài liệu trên.

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 2: Theo em, cấu tạo của nến gồm những thành phần nào? Mỗi thành phần đó có vai trò gì?

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 3: Hãy sơ đồ hóa quy trình làm nến đó.

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 4: Hãy giải thích tại sao: nến được làm theo quy trình đó.

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

 

Phiếu 2:

Thí nghiệm:

ĐỐT NẾN TRONG KHÔNG KHÍ

Cách tiến hành

Hiện tượng

Giải thích

…………………………..

…………………………..

…………………………..

…………………………..

…………………………..

…………………………..

…………………………..

…………………………..

…………………………..

 

Phiếu 3:

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Sự biến đổi chất:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Dấu hiệu của phản ứng hóa học:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Phiếu 4:

CÁ NHÂN

 PHƯƠNG ÁN LÀM NẾN TỪ SÁP ONG

Họ và tên: …………………………………………

Nhóm: ……………………………………………..

Mô tả phương án:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Sơ đồ hóa quy trình làm nến:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Phiếu 5:

PHƯƠNG ÁN LÀM NẾN TỪ SÁP ONG

Nhóm: ……………………………………..

Bản mô tả phương án:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các loại hóa chất/nguyên liệu và dụng cụ được sử dụng:

Hóa chất/ nguyên liệu

Dụng cụ

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

Bản vẽ chi tiết phương án:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Phiếu 6:

TÌM TÒI, KHÁM PHÁ QUY TRÌNH LÀM NẾN TỪ SÁP ONG

I. Cấu tạo của nến

Câu 1: Một cây nến gồm những thành phần cấu tạo chính nào? (Trình bày bằng lời hoặc phác thảo bằng hình ảnh và chú thích)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Tại sao cần giữ cho bấc được thẳng trong khi đổ sáp ong đã đun nóng vào cốc?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

II. Xác định nhiệt độ nóng chảy của sáp ong.

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm, đo nhiệt độ đồng thời ghi chép số liệu về sự thay đổi nhiệt độ khi đun nóng sáp ong theo bảng sau:

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

Trạng thái

0

 

 

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

5

 

 

6

 

 

7

 

 

8

 

 

9

 

 

10

 

 

11

 

 

12

 

 

13

 

 

14

 

 

15

 

 

16

 

 

17

 

 

18

 

 

19

 

 

20

 

 

Câu 2: Phác thảo đồ thị biểu diễn nhiệt độ theo thời gian mà em đo được khi sử dụng nhiệt kế, với trục hoành biểu diễn thời gian và trục tung biểu diễn nhiệt độ

Đánh dấu trên đồ thị điểm sáp ong bắt đầu nóng chảy và điểm sáp nóng chảy hoàn toàn.

Câu 3: Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong khoảng 5 phút, 10 phút, 15 phút và giải thích.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: +Sáp bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào? ………………………………..

+Ở nhiệt độ nào thì toàn bộ sáp ong đã nóng chảy hết? …………………

Dựa vào kết quả đo, sáp ong nóng chảy (chuyển từ trạng thái …………. sang trạng thái ………………. ) ở khoảng nhiệt độ là ………………………….

III. Sử dụng nến

Câu 1: Nến của nhóm em làm có cháy được không? Nếu nến không cháy được, hãy trình bày nguyên nhân, giải thích và tìm cách khắc phục.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Sau khi nến tắt, hãy nhận xét về dây bấc? Giải thích tại sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Bấc nến có vai trò như thế nào trong quá trình đốt nến?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Thử cắt ngắn phần bấc phía trên của cây nến và cho biết độ dài của phần bấc phía trên của cây nến có ảnh hưởng như thế nào đến độ lớn của ngọn lửa?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Theo em, làm thế nào để việc sử dụng nến được hiệu quả và an toàn?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

IV. Nhận xét, đánh giá

Câu 1: Tiến hành thử nghiệm thắp nến và đánh giá xem sản phẩm của nhóm đã đạt được tiêu chí nào trong các tiêu chí đã đề ra?

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

 Nến giữ được màu của sáp ong thiên nhiên.

 

 

‚ Nến cháy được và duy trì được ngọc lửa.

 

 

ƒ Khi thắp nến thấy tỏa mùi thơm (khử được mùi) và không có khói đen.

 

 

Câu 2: Giải thích biện pháp để thành công hoặc nguyên nhân chưa thành công.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Nhóm đã gặp khó khăn gì trong quá trình làm nến và khắc phục những khó khăn đó như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Phân công công việc ban đầu của nhóm đã hợp lý chưa? Nếu chưa, hãy đề xuất cách điều chỉnh.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Nếu làm lại, nhóm sẽ thay đổi gì trong quy trình làm nến của nhóm mình?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Hướng cải tiến hoặc mở rộng sản phẩm (nếu có)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Phiếu 7:

CHI PHÍ CHO SẢN PHẨM CỦA NHÓM

Hóa chất/Nguyên liệu/dụng cụ

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

-Sáp ong

-Tinh dầu …………………..

-Bấc nến hoặc khăn giấy

-Cốc/lọ thủy tinh đựng nến

-Hũ nhôm cơ nhỏ

-Trang trí

-………………………………

……………………………….

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

Phiếu 8: TIÊU CHÍ VÀ BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Tiêu chí

Tốt

(8-10 điểm)

Khá

(6,5-<8 điểm)

Trung bình 

(5-<6,5 điểm)

Cần điều chỉnh

(0-<5 điểm)

Đánh giá chung cho sản phẩm

Hiệu quả (sau thực nghiệm)

Mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn

Có hiệu quả trong thực tiễn nhưng chưa cao

Chỉ đáp ứng được 1 phần nhu cầu trong thực tiễn

Không đáp ứng được nhu cầu trong thực tiễn

Phạm vi ứng dụng và tính khả thi

Khả năng ứng dụng rộng rãi, dễ sử dụng.

Ứng dụng được nhưng chưa  phổ biến vì thời hạn sử dụng ngắn.

Ứng dụng được nhưng khó bảo quản sản phẩm.

Chưa ứng dụng được trong thực tế, cần cải tiến.

Tính sáng tạo

 

Sản phẩm có sự sáng tạo tốt (bao bì, nguyên liệu, quy trình)

Sản phẩm có ý tưởng sáng tạo nhưng chưa hoàn thiện

Sản phẩm chỉ cải tiến một phần

Sản phẩm không có ý tưởng sáng tạo

Đánh giá đặc trưng cho sản phẩm

Màu sắc

 

Nến giữ được màu của sáp ong thiên nhiên.

Chưa đạt được màu đặc trưng của sáp ong.

Màu của sản phẩm chưa rõ (so sánh với màu của sáp ong)

Không có màu  đặc trưng của sáp ong

Khả năng cháy của nến

Nến cháy được và duy trì được ngọc lửa.

Nến cháy yếu và duy trì được ngọc lửa trong thời gian ngắn

Nến cháy được nhưng không duy trì được ngọc lửa.

Nến không cháy được.

Mùi hương (đặc trưng) và khói

Khi thắp nến thấy tỏa mùi thơm nồng và không có khói đen.

Nến cháy với  mùi thơm nhẹ và không có khói đen.

Nến cháy không tỏa mùi thơm và không có khói đen.

Nến cháy không tỏa mùi thơm và có khói đen.

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Tên nhóm/dự án:………………………………………………………………………

Tiêu chí

Tốt

(8-10 điểm)

Khá

(6,5-<8 điểm)

Trung bình 

(5-<6,5 điểm)

Cần điều chỉnh

(0-<5 điểm)

Đánh giá chung cho sản phẩm

Hiệu quả (sau thực nghiệm)

 

 

 

 

Phạm vi ứng dụng và tính khả thi

 

 

 

 

Tính sáng tạo

 

 

 

 

Đánh giá đặc trưng cho sản phẩm

Màu sắc

 

 

 

 

Khả năng cháy của nến

 

 

 

 

Mùi hương (đặc trưng) và khói

 

 

 

 

 

Phiếu 9: TIÊU CHÍ VÀ BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH BÀY NHÓM

Tiêu chí

Tốt

(8-10 điểm)

Khá

(6,5-<8 điểm)

Trung bình 

(5-<6,5 điểm)

Cần điều chỉnh

(0-<5 điểm)

Nội  dung

-Trình bày ngắn gọn, đầy đủ nội dung, chính xác khoa học.

-Hình ảnh/phim minh họa hợp lý.

- Vận dụng được toán thống kê trong xử lý số liệu, minh họa qua  sơ đồ, bảng biểu.

-Trình bày ngắn gọn, đầy đủ nội dung, chính xác khoa học.

-Hình ảnh/phim minh họa chưa thể hiện hết ý tưởng.

- Có đầy đủ sơ đồ, bảng biểu nhưng không thực hiện bằng toán học thống kê.

-Trình bày ngắn gọn, nhưng không đầy đủ nội dung.

-Thiếu hình ảnh/phim minh họa hợp lý.

- Thiếu sơ đồ, bảng biểu minh họa.

-Trình bày ngắn gọn, đầy đủ nội dung, nhưng không chính xác khoa học.

-Không có hình ảnh/phim minh họa hợp lý.

-Không có sơ đồ, bảng biểu minh họa.

Ngôn  ngữ

Diễn    đạt    lưu

loát, giọng điệu  lôi cuốn người  nghe.

Diễn  đạt       chưa lưu loát, giọng điệu  thu hút sự chú ý  của người nghe.

Diễn đạt chưa trôi

chảy, chưa thu hút  được người gnhe.

Chưa diễn đạt được các ý trong nội dung báo cáo.

Phong  cách

trình  bày

Tự tin, bao quát khán  giả, phối hợp nhịp nhàng giữa  ngôn ngữ nói  và ngôn ngữ    cơ  thể.

Tự tin, bao quát khán  giả,  có  sự phối hợp giữa  ngôn ngữ nói  và ngôn ngữ cơ  thể nhưng không nhịp nhàng.

Chưa tự tin trong trình bày, chưa có sự phối hợp giữa  ngôn ngữ nói  và ngôn ngữ cơ  thể

Không tự tin trong trình bày, không có sự phối hợp giữa  ngôn ngữ nói  và ngôn ngữ cơ  thể

Phản biện,

trao đổi

Luôn chú ý lắng nghe ý  kiến, có tư duy phản biện tốt.

Lắng nghe ý  kiến, có tư duy phản biện.

Lắng nghe ý  kiến, nhưng phản biện chưa tốt.

Chưa lắng nghe ý  kiến, không thể phản biện.

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH BÀY NHÓM

Tên nhóm/dự án:………………………………………………………………………

Tiêu chí

Tốt

(8-10 điểm)

Khá

(6,5-<8 điểm)

Trung bình 

(5-<6,5 điểm)

Cần điều chỉnh

(0-<5 điểm)

Điểm

Nội  dung

 

 

 

 

 

Ngôn  ngữ

 

 

 

 

 

Phong  cách

trình  bày

 

 

 

 

 

Phản biện,

trao đổi

 

 

 

 

 

Tổng điểm

 

Phiếu 10: TIÊU CHÍ VÀ BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN

Tiêu  chí

Tốt

(8-10 điểm)

Khá

(6,5-<8 điểm)

Trung bình 

(5-<6,5 điểm)

Cần điều chỉnh

(0-<5 điểm)

Ý thức  học tập

Tham gia đầy  đủ các buổi học tập trên lớp và  làm việc nhóm

Tham gia hầu hết  thời gian các buổi học tập trên  lớp  và làm việc nhóm

Tham gia thời gian  các  buổi  học  tập trên lớp và làm  việc nhóm nhưng để lãng phí.

Tham gia nhưng  thực    hiện các công việc không  liên quan.

Tranh luận, trao đổi

Chú ý trao đổi,  lắng     nghe ý

kiến người khác và đưa ra ý kiến  cá nhân.

Thường lắng  nghe cẩn thận  các ý kiến người  khác, đôi khi đưa  ra ý kiến cá nhân

Đôi khi không  lắng   nghe   các ý kiến của những người khác. Thường không có  ý kiến riêng trong  hoạt động của  nhóm

Đôi khi đưa ra ý  kiến    cá nhân.

Nhưng không nghe ý kiến  người khác.

Hợp tác

Tôn   trọng ý  kiến những thành viên khác  và  hợp  tác  đưa ra ý kiến chung.

Thường tôn  trọng ý kiến  những thành  viên khác và hợp  tác đưa ra ý kiến  chung.

Thường tôn trọng  ý          kiến những

thành viên khác  nhưng  chưa  hợp tác đưa ra ý kiến  chung.

Ít tôn trọng ý  kiến những thành viên khác  và ít hợp tác đưa ra ý kiến chung.

Sắp xếp thời  gian

Hoàn thành công việc được  giao đúng thời  hạn

Thường hoàn thành công việc  được giao đúng  thời hạn, không  làm chậm trễ  công việc chung  của nhóm.

Không hoàn thành

nhiệm vụ được  giao đúng thời  gian và làm đình  trệ công việc của  nhóm.

Hoàn thành nhiệm vụ được  giao không đúng  thời hạn và  thường xuyên  buộc nhóm phải  điều chỉnh hoặc  thay đổi kế  hoạch.

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN

Tên nhóm:……………………………………………………………………… 

Người đánh giá:………………………………………………………………...

(Cá nhân tự đánh giá/Nhóm trưởng đánh giá)

Tiêu  chí

Tốt

(8-10 điểm)

Khá

(6,5-<8 điểm)

Trung bình 

(5-<6,5 điểm)

Cần điều chỉnh

(0-<5 điểm)

Điểm

Ý thức học tập

 

 

 

 

 

Tranh luận, trao đổi

 

 

 

 

 

Hợp tác

 

 

 

 

 

Sắp xếp thời  gian

 

 

 

 

 

Tổng điểm

 

 

Phiếu 11: TIÊU CHÍ VÀ BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Tiêu chí

Tốt

(8-10 điểm)

Khá

(6,5-<8 điểm)

Trung bình 

(5-<6,5 điểm)

Cần điều chỉnh

(0-<5 điểm)

Trao đổi,  lắng nghe

Tất    cả các

thành viên trong nhóm  đều chú ý trao  đổi, lắng nghe  ý kiến người khác và đưa ra  ý kiến cá nhân.

Hầu   hết các thành viên. Trong nhóm  đều  chú  ý trao

đổi, lắng nghe  ý kiến người

khác và đưa ra  ý kiến cá nhân.

Các thành viên  trong nhóm chưa chú ý trao  đổi, lắng nghe ý kiến người khác, thỉnh  thoảng đưa ra ý kiến cá nhân.

Các thành viên  trong nhóm chưa chú ý trao  đổi,  lắng nghe

Ý kiến  người  khác,  hầu  như

không đưa ra ý  kiến cá nhân.

Hợp tác

Tất     cả     các

thành viên đều  tôn trọng ý  kiến      những thành viên  khác và hợp  tác đưa ra ý kiến chung.

Hầu    hết    các

thành viên đều  tôn trọng ý  kiến những thành viên  khác và hợp tác  đưa ra ý  kiến chung.

Đa     phần các

thành viên đều  đưa ra ý kiến cá  nhân nhưng rất  khó khăn đưa ra  ý kiến chúng.

Chỉ    một    vài

người đưa ra ý  kiến cá nhân và  xây dựng.

Phânchia  công việc

Công việc

được phân  chia đều, dựa  theo năng lực  phù hợp.

Công việc  được phân chia tương đối hợp  lí.

Cá     nhân có  nhiệm vụ nhưng chưa phù hợp  năng lực.

Công việc chỉ  được tập trung

cho một vài cá  nhân.

Sắp xếp thời  gian

Lựa chọn  được  thời  gian  phù hợp để làm  việc  và  đều hoàn thành  nhiệm vụ từng buổi.

Lựa chọn được  thời   gian phù

hợp   để làm  việc nhưng chưa hoàn thành nhiệm vụ

từng buổi.

Sắp   xếp được  thời    gian làm

việc nhóm nhưng   để lãng

phí.

Không sắp xếp  được  thời gian

làm việc nhóm.

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Tên nhóm …………………………………………………………

(Nhóm trưởng đánh giá/GV phụ trách đánh giá)

Tiêu chí

Tốt

(8-10 điểm)

Khá

(6,5-<8 điểm)

Trung bình 

(5-<6,5 điểm)

Cần điều chỉnh

(0-<5 điểm)

Điểm

Trao đổi,  lắng nghe

 

 

 

 

 

Hợp tác

 

 

 

 

 

Phân chia  công việc

 

 

 

 

 

Sắp xếp thời  gian

 

 

 

 

 

Tổng điểm